Người tiêu dùng thường chỉ có thể hình dung ra những chiếc đèn hồng ngoại được sử dụng tại các trung tâm vật lý trị liệu hoặc phòng khám y tế với ánh sáng đỏ tía rọi vào những phần bị “thương tật” của người bệnh, mà khó có thể hình dung nổi là trên thị trường hiện đang có bán loại đèn sưởi hồng ngoại.
Không được bày bán tràn lan tại các chợ, các siêu thị điện từ như vật dùng để sưởi ấm khác, cũng không quá cồng kềnh và khó sử dụng, đèn sưởi hồng ngoại được thiết kế rất đơn giản, nhỏ gọn tiện dụng và khá đẹp mắt. Chúng chỉ được bày bán tại các cừa hàng bán dụng cụ thiết bị y tế.
Đèn sưởi hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Chúng có hình dạng tương tự như những chiếc đèn bàn nhưng chân đế được thiết kế to hơn, bóng đèn là loại bóng chuyên dụng khi bật ánh sáng hồng ngoại từ bóng được chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, làm tan máu bầm và sưởi ấm. Đèn sưởi hồng ngoại còn có thêm tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp, chúng được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thẩm mỹ viện.
Theo ý kiến của các chuyên gia thì ánh sáng của đèn sưởi hồng ngoại chỉ có tác dụng với việc chữa bệnh, sẽ không tốt nếu thời gian sử dụng đèn quá lâu (thường thì không quá 10 -15 phút) và đặc biệt không được rọi trực tiếp vào mắt. Ngay cả việc sử dụng đèn để sưởi ấm cũng chỉ được bật đèn và để cách người sử dụng khoảng 30 -50cm, và sử dụng không quá 15 phút.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt đáng quan tâm chính là việc sử dụng những chiếc đèn này, chúng chỉ có tác dụng khi người sử dụng tuân thủ các nguyên tắc của nhà sản xuất. Tránh để ánh sáng đèn rọi trực tiếp vào mắt, tránh để quá lâu vì sẽ gây khô xương hoặc gây bỏng cho người sử dụng. Không để lâu quá 10 – 15 phút. Tránh xa đối với trẻ em.
Nguyên lý của đèn hồng ngoại về cơ bản là sử dụng lý liệu pháp bằng phương pháp nhiệt. Sức nóng của đèn có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ; làm giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ
Đặc tính:
Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt, do đó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt. Ở những vùng chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ dãn mạch đỏ da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm đau, chống viêm mạn tính, làm mềm cơ. Mức độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể nhìn chung là rất kém, chỉ khoảng 1-3mm.
Tác dụng:
- Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.
- Hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
Đèn hồng ngoại tập trung những tia sáng điện từ Hồng Ngoại rọi vào cơ thể gây ra các phản ứng lý, hóa nhằm điều trị các bệnh lý: Đau, sưng, phù nề, bầm,tím, khớp, Gout, chứng căng thẳng, mệt mỏi.vv…
Tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng tế bào, kích thích tuần hoàn máu- nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
đèn hồng ngoại có tác dụng tích cực làm đẹp da: làm mềm da, những mạch máu liti được lưu thông tốt, kích thích sinh trưởng tế bào da mới, mất đi tế bào da chết.v.v..
-Hồng ngoại còn có thêm tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp, và còn được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thẩm mỹ viện,…
Làm đẹp tóc: chân tóc được kích thích hoặc khi nhuộm tóc sẽ giữ màu tốt hơn.
đèn hồng ngoại được bác sỹ khuyên dùng hàng ngày và rộng khắp. Không có bằng chứng chống chỉ định sử dụng đèn Hồng ngoại.